Wednesday, April 15, 2009

thiết kế ý niệm

Đề tài: Thiết kế và thi công mạch đồng hồ hỗ trợ tính thời gian cho thi đấu cờ vua, thể lệ cờ nhanh

SVTH: Nguyễn Văn A MSSV 50400000

Nguyễn Văn B MSSV 50400001

I. Chức năng của mạch

Mạch hỗ trợ trong việc tính thời gian cho thi đấu Cờ vua, thể lệ cờ nhanh. Mạch cho phép thiết lập thời gian cho hai đấu thủ. Khi một trong hai đối thủ hết thời gian trước sẽ giữ nguyên thời gian hiện tại và có chuông rung để báo cho trọng tài. Đến khi nhấn Reset thì mạch sẽ trở lại trạng thái bắt đầu.

II. Mô tả hình dạng


Mạch gồm có 4 led bảy đoạn, 3 công tắc ấn nhả (gọi tắt là nút nhấn), 7 công tắc gạt (gọi tắt là công tắc) và một chuông điện được đặt tên như hình vẽ.

Hai led bảy đoạn LA1, LA2 hiển thị thời gian còn lại (phút) của đấu thủ A (LA1 hiển thị hàng chục); hai led bảy đoạn LB1, LB2 hiển thị thời gian còn lại của đấu thủ B (LB1 hiển thị hàng chục).

Nút nhấn SW_A, SW_B lần lượt dùng cho người chơi A, người chơi B nhấn báo kết thúc lượt đi của mình.

Bảy công tắc T6-T0 dùng để thiết lập thời gian cho hai đấu thủ. Thời gian hợp lệ là từ 10-99

Chuông để báo có một trong hai đấu thủ đã hết thời gian của mình (thời gian còn lại bằng 00)

Công tắc RESET dùng để reset lại thời gian cho hai đối thủ chơi.

I. Quy trình hoạt động

1. Khi mới cấp nguồn, các giá trị thời gian hiển thị trên led bảy đoạn không xác định. Chuông không reo.

2. Bắt đầu sử dụng bằng cách nhấn vào RESET. Nếu chuông đang reo thì chuông sẽ tắt. Thời gian cho hai đấu thủ sẽ được tính dựa vào giá trị hiện tại của các công tắc T6->T0. Thời gian này sẽ hiển thị ở các led bảy đoạn. Cách xác định thời gian như sau: công tắc gạt lên tương ứng 1, gạt xuống tương ứng 0; thời gian chính bằng giá trị nhị phân của các số này với công tắc T6 tương ứng với trọng số cao nhất.

3. Để bắt đầu chơi, trọng tài sẽ nhấn một trong hai công tắc SW_A hoặc SW_B tùy theo đấu thủ nào đi trước

4. Thời gian cho đấu thủ đó sẽ giảm dần (hiển thị trên led bảy đoạn).

5. Khi đấu thủ đi xong nước đánh sẽ nhấn vào công tắc tương ứng của mình. Thời gian tính cho đấu thủ đó sẽ dừng (không giảm nữa), thời gian cho đấu thủ kia bắt đầu giảm dần.

6. Hai đấu thủ thi đấu lặp lại bước 5 cho đến khi một trong hai đấu thủ hết thời gian.

7. Khi một trong hai đấu thủ hết thời gian. Thời gian sẽ dừng lại ở đó. Bất kì nhấn SW_A hay SW_B đều không có tác dụng. Đồng thời chuông sẽ reo.

8. Để bắt đầu ván đấu mới, trọng tài sẽ đến bắt đầu lại từ bước 2

II. Một số lưu ý

Nếu một đối thủ nhấn và giữ luôn nút nhấn tương ứng của mình thì đối thủ kia vẫn nhấn kết thúc lược đấu bình thường và thời gian cho đấu thủ giữ nút nhấn đó vẫn giảm bình thường cho đến khi đấu thủ này thả tay ra và nhấn xuống lại.

Mạng máy tính

Mạng máy tính (Computer Networks)

Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gởi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại cho A.

Nói một cách khác, một số máy tính được kết mối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.

Từ nhiều máy tính riêng rẽ, độc lập với nhau, nếu ta kết nối chúng thành mạng máy tính thì chúng có thêm những ưu điểm sau :

1 Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.

2 Một nhóm cgười cùng thực hiện một đề án nếu nối mạng họ sẽ dùng chung dữ liệu của đề án, dùng chung tệp tin chính (master file) của đề án, họ trao đổi thông tin với nhau dễ dàng.

3 Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi giữa những người sử dụng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.

4 Có thể dùng chung thiết bị ngoại vi hiếm, đắt tiền như : máy in, máy vẽ ...

5 Người sử dụng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng thư điện tử và sử dụng hệ mạng như là một công cụ để phổ biến tin tức, thông báo về một chính sách mới, về nội dụng buổi họp, về các thông tin kinh tế khác, các tin rao vặt hoặc sắp xếp thời khoá biểu của mình chen lẫn với thời khoá biểu của người khác.

6 Một số người sử dụng không cần phải trang bị máy tính đắt tiền ( chi phí thấp mà năng lực lại mạnh).

7 Mạng máy tính cho phép người lập trình ở một trung tâm máy tính này có thể sử dụng các chương trình tiện ích của một trung tâm máy tính khác đang rỗi, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống.

8 Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm vì phần mềm mạng sẽ khoá các tệp tin (files) khi có những người không đủ quyền hạn truy xuất các tệp tin và thư mục đó.

Phân loại mạng máy tính theo phạm vi địa lý

Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phân bổ trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế.

Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau :

1 GAN (Global Ẩe Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.

2 WAN (Metropolitan Area Network) - Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong mội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được dết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.

3 LAN (Local Area Network) - Mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trăm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trụcthay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức... Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN.

Trong các khái niệm nói trên, WAN và LAN là hai khái niệm hay được sử dụng nhất.

Mạng cục bộ - LAN là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lýdữ liệu khác cùng hoạt động vớinhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của một toà nhà, hoặc trong một toà nhà... Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.

Các mạng LAN trở lên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng(users) dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in mầu, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạnh rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội. Để tận dụng hết những ưu điểm của mạng LAN người ta đã kết nối các LAN riêng biệt vào mạng chính yếu diện rộng(WAN).

Các thiết bị gắn với mạng LAN đều dùng chung một phương tiện truyền tin đó là dây cáp, cáp thường dùng hiện nay là : Cáp đồng trục (Coaxial cable), Cáp dây xoắn (shieldedtwisted pair), cáp quang (Fiber optic)...

Mỗi loại dây đều có tính năng khác nhau

Một số phương thức kết nối Internet phổ biến

Internet đã trở thành công cụ phổ biến không chỉ trong ngành khoa học máy tính, mà cả trong đời sống hàng ngày. Khái niệm về Internet và các dịch vụ trên Internet không còn là điều quá xa lạ đối với người sử dụng máy tính. Ai cũng biết Internet là mạng của các mạng máy tính, nhưng các mạng máy tính tạo nên Internet và các máy tính sử dụng dịch vụ Internet được nối như thế nào, bằng phương tiện gì? Mục đích của bài viết này là giới thiệu tới bạn đọc các hình thức kết nối Internet phổ biến hiện nay trên thế giới.

Các mạng máy tính và máy tính tạo thành Internet nằm rải rác trên khắp thế giới, do đó các kết nối Internet là kết nối mạng diện rộng (Wide Area Network Connections). Có rất nhiều công nghệ kết nối mạng diện rộng đang được sử dụng trên Internet nhưng được chia làm hai loại chính là loại dùng dịch vụ điện thoại (telephony) và loại không dùng dịch vụ điện thoại (non-telephony).

Các hệ thống dùng dịch vụ điện thoại (telephony)

* Leasline:
Cách kết nối phổ biến nhất hiện nay giữa hai điểm có khoảng cách lớn vẫn là Leased Line (tạm gọi là đường thuê bao). Leased Line là các mạch số (digital circuit) kết nối liên tục, được các công ty viễn thông cho thuê, nên có tên là Leased Line. Leased Line được phân làm hai lớp chính là Tx (theo chuẩn của Mỹ và Canada) và Ex (theo chuẩn của châu Ấu, Nam Mỹ và Mehicô), x là mã số chỉ băng thông (bandwidth) của kết nối. Thông số kỹ thuật của các đường truyền Tx và Ex được liệt kê trong bảng dưới.

T0/E0 là tương đương với một kênh truyền thoại đơn lẻ, T0 hoạt động ở tốc độ 56 Kbps và E0 hoạt động ở tốc độ 64 Kbps. Sở dĩ có sự khác biệt về tốc độ là vì các hệ thống viễn thông ở Bắc Mỹ dùng giao thức truyền tín hiệu cũ hơn, đảm bảo tạo ra chế độ sử dụng luân phiên 8 bit. Các máy biến đổi cảm ứng điện từ (Magnetic inductance transformer) trên công tắc chuyển mạch điện thoại (phone switch) cũ sẽ không khóa cứng (block) các công tắc chuyển mạch luân phiên (alternating switch) hiện nay. Còn chuẩn của châu Ấu sử dụng 8 bit để truyền tải thông tin do hệ thống chuyển mạch ở đây không dùng máy biến đổi cảm ứng. T0 và E0 tạo nền tảng cho các dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao hơn vì các đường điện thoại tầm xa (Telephone trunk line - Thực ra trong ngành viễn thông, khái niệm mối kết nối được chia làm 3 loại tách biệt là trunk, channel và line, nhưng do phạm vi của bài viết và vấn đề thuật ngữ khi dịch ra tiếng Việt, tôi không bàn sâu về sự khác biệt của 3 khái niệm này, và sẽ có đôi chỗ dùng chung các khái niệm) đều có thể truyền cuộc thoại được số hóa (digitized voice conversation). Tất cả các công ty điện thoại đều tối ưu hóa đường truyền của họ cho dịch vụ truyền thoại (voice service).

Bên cạnh việc phân chia trực tiếp các mức độ khác nhau của dịch vụ E/T, có nhiều đường truyền cung cấp dịch vụ phân chia nhỏ hơn, cho phép người dùng đặt thuê một số lượng bất kỳ các kênh (channel) T0 trong một đường truyền T1 (tất nhiên số channel T0 đặt thuê phải nhỏ hơn hoặc bằng số channel T0 có trong một đường T1), hoặc đặt thuê các channel T1 trong một đường truyền T3 (số channel T1 đặt thuê phải nhỏ hơn hoặc bằng số channel T0 có trong một đường T3). Ví dụ nếu người dùng chỉ cần (hoặc chỉ đủ tiền để trả) một đường truyền khoảng 336 Kbps, họ có thể thuê 6 channel T0 của một đường truyền T1. Trong điều kiện đó, CSU/DSU (Channel Service Unit/Digital Service Unit) của người dùng phải có khả năng hỗ trợ các kênh phân chia (fractional channel). Khi đó công ty điện thoại sẽ tính tiền một phần của đường truyền T1 cho việc phân chia một phần thông lượng đường truyền mà người dùng sử dụng. Điều này thường được gọi là committed information rate. Các đường leased line được gắn vào cổng tuần tự (serial port) của máy tính hoặc router thông qua một CSU/DSU.

Frame Relay và X.25
X.25 là giao thức nguyên thủy cho việc Truyền Thông Tin Có Thể Định Hướng (Routable Data Transmission) qua leased line. X.25 sử dụng địa chỉ và thông tin sửa lỗi (error correction information) theo cách gần giống với mạng cục bộ (LAN). X.25 cho phép các khung dữ liệu số hóa (digital frame - frame và packet là các khái niệm chỉ khối thông tin được gửi qua đường truyền) được truyền (route) qua các khoảng cách lớn.

Frame Relay là một thay thế cho X.25, giúp giảm chi phí của đường truyền bằng cách tạo một mạch truyền ảo cố định (permanent virtual circuit), thay vì truyền từng gói (packet-by packet routing). Các công ty viễn thông lập trình cho các công tắc của họ luôn truyền các frame từ một điểm cố định đến một điểm khác, tức là tạo mạch nối ảo giữa hai điểm. Công nghệ này xóa bỏ được việc đánh địa chỉ và truyền thông tin sửa lỗi của X.25, cho phép công ty viễn thông dự đoán trước lượng thông tin truyền tải trên mạng một cách chính xác hơn.

Sử dụng X.25 và Frame Relay, người dùng chỉ phải trả tiền cho mạch nối giữa họ và công ty viễn thông gần nhất, và cho việc sử dụng các mạch nối. Nói chung Frame Relay rẻ tiền hơn là thuê nguyên một kênh truyền tải giữa hai điểm, đặc biệt là giữa các điểm có khoảng cách lớn. Hiện nay hầu hết các dịch vụ leased-line là Frame Relay.
ADSL:

ADSL là chữ viết tắt của Analog Digital Subscriber Line, một biến thể của đường điện thoại số chuẩn (standard digital telephone line), hoạt động thông qua kết nối đường điện thoại thông thường. ADSL thiết lập một liên kết tốc độ dữ liệu thấp tăng (low data rate up-link) và một liên kết tốc độ dữ liệu cao giảm (high data rate down-link) tương tự như dịch vụ do modem cáp cung cấp, nhưng ADSL do các công ty điện thoại đưa ra. ADSL được phát triển để cung cấp một dịch vụ thay thế cho truyền hình, nhưng nó hứa hẹn liên kết tốc độ cao và chi phí thấp cho người dùng Internet.

Tốc độ ADSL với kênh down-link từ khoảng 1Mbps đến 6Mbps, phụ thuộc vào khoảng cách từ Internet site đến công ty viễn thông, và tốc độ kênh up-link là 16 Kbps ở đầu kết nối thấp (low end) đến 640 Kbps ở đầu kết nối cao (high end). Thông thường kênh up-link hoạt động ở tốc độ 64 Kbps .

ISDN:

ISDN là chữ viết tắt của Integrated Services Digital Network, một mạch nối kỹ thuật số quay số (dial-up digital circuit). Không như leased-line được kết nối cố định vào hai thiết bị đầu cuối xác định (ví dụ như đường leased line nối giữa hai điểm Việt Nam và Singapore thì không thể dễ dàng tháo ra và lắp vào hai điểm khác như Việt Nam và San Francisco), ISDN cho phép người dùng tạo ra và hủy bỏ liên kết giữa bất kỳ hai ISDN adapter nào. Một điểm khác biệt nữa với leased-line là ISDN có thể dùng cho kết nối tốc độ cao trong sử dụng Internet của các cá nhân, gia đình một cách dễ dàng vì nó hoạt động trên cùng đường truyền vật lý như đường dây điện thoại. Do đó các công ty viễn thông có thể dễ dàng chuyển đổi đường truyền telephone analog thành đường truyền ISDN bằng cách đổi thiết bị đầu cuối (terminal equipment) ở tổng đài trung tâm.

*ISDN được chia làm hai loại kênh khác nhau:

o Kênh dữ liệu (Data Channel), tên kỹ thuật là B channel, hoạt động ở tốc độ 64 Kbps.
o Kênh kiểm soát (Control Channel), tên kỹ thuật là D Channel, hoạt động ở 16 Kbps (Basic rate) và 64 Kbps (Primary rate)

Dữ liệu của người dùng sẽ được truyền trên các B channel, và dữ liệu tín hiệu (signaling data) được truyền qua D channel. Bất kể một kết nối ISDN có bao nhiêu B channel, nó chỉ có duy nhất một D channel. Đường ISDN truyền thống có hai tốc độ cơ bản là residential basic rate và commercial primary rate. Một vài công ty điện thoại không có đường truyền và thiết bị đầu cuối thích hợp cho dịch vụ tốc độ cơ bản nên họ cung cấp một tốc độ cơ bản cố định, có giá trị trong khoảng từ 64 Kbps đến 56 Kbps. Những biến thể này hoạt động như một B channel riêng biệt.

Basic rate ISDN hoạt động với hai B channel 64 Kbps và một D channel 16 Kbps qua đường điện thoại thông thường, cung cấp băng thông dữ liệu là 128 Kbps. Tốc độ cơ bản được cung cấp phổ biến ở hầu hết các vùng ở Mỹ và châu Ấu, với giá gần bằng với điện thoại thường ở một số vùng. (Ơở Đức, đường ISDN hoạt động với tốc độ cơ bản, với hai B channel 64 Kbps và một D channel 16 Kbps).

Primary rate hoạt động với hai mươi ba B channel 64 Kbps và một D channel 64 Kbps qua một đường T1, cung cấp băng thông 1472 Kbps. Primary rate đưa ra đường truyền quay số tốc độ cao, cần thiết cho các tổ chức lớn.

Đôi khi ISDN adaptor bị gọi là "ISDN modem" vì nó có chức năng quay số và trả lời cuộc gọi trên đường dây digital, như modem thực hiện trên đường dây analog. Tuy nhiên, ISDN adaptor không phải là modem vì không thực hiện chức năng modulation/demodulation và việc chuyển đổi tín hiệu giữa digital và analog (digital/analog conversion).

Giá cả của ISDN cũng tương đương với dịch vụ điện thoại thông thường. Người dùng trả tiền thuê bao mỗi tháng, sau đó tính theo từng phút kết nối. Hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty viễn thông giá thấp, giá này có thể còn giảm xuống trong vài tháng tới. Các đường ISDN thường được dùng để nối từ người dùng đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Đường truyền ISDN có ưu điểm là điện thoại và máy tính có thể dùng chung một đường truyền. Người dùng có thể nhận điện thoại gọi tới, hoặc gọi điện thoại đi, trong khi máy tính vẫn truy cập vào Internet. Tại mạng WAN của các xí nghiệp, ISDN thường được dùng như đường truyền dự phòng trong trường hợp đường truyền chính có sự cố.

ATM:

ATM (Asynchronous Transfer Mode) là công nghệ mới trong cài đặt đường truyền trên đường dây điện thoại chính giữa các thành phố và các công ty. ATM cho phép các công ty viễn thông tính tiền theo nhiều mức độ khác nhau của dịch vụ dữ liệu, dựa trên số tiền tính theo gói dữ liệu (packet). Ví dụ, nếu người dùng yêu cầu dữ liệu truyền theo thời gian thực (real-time guaranteed packet delivery) cho điện thoại hoặc hình ảnh video, họ sẽ trả giá cao nhất, và công ty điện thoại bảo đảm toàn bộ tín hiệu sẽ được gửi trong vòng vài phần ngàn giây tới điểm nhận.

ích lợi chính của ATM là nó hoạt động không phụ thuộc vào đường truyền vật lý. ATM được chia làm hai channel có chứa các ô (cell) hoạt động như tốc độ truyền bit cố định. Khi dữ liệu được truyền giữa các mạch (circuit) có kích thước khác nhau, công tắc (switch) dồn thông tin (multiplex) vào các mạch lớn hơn và nhỏ hơn, tùy theo nhu cầu.
* Đường truyền điện thoại analog

Modem hoạt động trên đường dây điện thoại trong vòng mười năm đã phát triển tốc độ từ 2.4 Kbps đến 33.6 Kbps. Loại 56 Kbps hiện nay, về mặt lý thuyết, đã hoạt động ở tốc độ cao nhất trên đường truyền analog bình thường. Sẽ không có tốc độ truyền cao hơn, nếu các công ty điện thoại không thay đổi thiết bị ở tổng đài trung tâm.

Các hệ thống không dùng dịch vụ điện thoại (non-telephony)

* Hệ thống cung cấp cáp quang lặp cục bộ (Local Fiber Optic Loop Provider)

Có rất nhiều công ty dịch vụ ở các khu đô thị tự thiết lập hệ thống mạng cáp quang (fiber optic network). Hệ thống này hoàn toàn được tạo bởi một đường cáp quang đơn, thậm chí tới tận điểm kết nối ở phía người dùng. Khi kết nối thông qua một router vào mạng, những mạng này có thể truyền dữ liệu nhanh hơn là tốc độ tiêu thụ dữ liệu ở phía người dùng. Nếu người dùng muốn kết nối nhiều site trong phạm vi một thành phố, các dịch vụ dữ liệu kiểu này sẽ rẻ hơn và nhanh hơn dịch vụ điện thoại.

Có rất nhiều công ty mở rộng dịch vụ bằng cách cung cấp kết nối Internet thông qua mạng của mình. Thông thường, các đường fiber optic trong phạm vi một khu đô thị dùng đường T3, hoặc tốt hơn. Đường truyền này sẽ chia sẻ bandwidth với tất cả các thuê bao trong phạm vi đó, vì vậy mặc dù local loop có thể hoạt động ở 2.2 Gbps, kết nối vào Internet chỉ có tốc độ như đường truyền digital vào Internet, ví dụ chỉ khoảng 45 Mbps. Khi đó, Internet trở thành đường truyền diện rộng giữa các metropolitan area network (MAN) có kết nối vào Internet.

Trong trường hợp này, người dùng phải sử dụng phần mềm mã hóa để mã hóa dữ liệu truyền qua Internet. Mã hóa dữ liệu truyền qua Internet gọi là IP tunneling, vì nó tạo ra một kênh an toàn và thông suốt qua Internet công cộng.


Modem cáp (cable modem)

Modem cáp là loại có băng truyền lớn (broadband modem), hoạt động ở tốc độ rất cao. Những dịch vụ này thường không cân đối, nghĩa là nó cung cấp băng thông tải xuống (download bandwidth) lớn hơn nhiều lần so với băng thông nạp lên (upload bandwidth). Trong một vài trường hợp, cấu trúc hạ tầng của cáp không hỗ trợ việc gửi ngược dữ liệu qua hệ thống cáp, vì thế sẽ phải dùng một modem thông thường vào việc upload dữ liệu. Một modem cáp chính cống cung cấp kênh download 10 Mbps và kênh upload 768 Kbps. Thông thường, modem cáp được nối vào máy tính qua network card, vì kết nối serial quá chậm để thực hiện việc download tốc độ nhanh.

Modem cáp được kết nối thường xuyên, chứ không giống như modem điện thoại thông thường. Trên đây là các loại đường truyền Internet phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có được một chút khái niệm cơ bản về các hình thức kết nối Internet, và thu thập được một số thông tin bổ ích cho công việc thực tế.

Màn hình tinh thể lỏng - LCD

Màn hình tinh thể lỏng - LCD

Máy tính sổ tay (notebook) khác với máy để bàn ở nhiều điểm: chúng nhỏ gọn, cơ động, làm việc với pin. Chúng thường được trang bị BXL kém mạnh hơn, có ít bộ nhớ hơn và ít có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, một trong những khác biệt cơ bản là màn hình hiển thị. Trong khi các hệ máy để bàn sử dụng loại màn hình CRT (Cathode Ray Tube - ống phóng tia điện tử) kềnh càng, thường lớn và nặng hơn cả bản thân máy thì notebook lại được trang bị màn hình mỏng, nhẹ - LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng).

Cho đến hiện nay, màn hình LCD đều thua kém trước CRT về tất cả các đặc tính cơ bản về hiển thị. Trước tiên, màn hình LCD màu chỉ trở nên thông dụng khoảng 2 năm trước đây. Đó là những loại ma trận thụ động (passive - matrix) có độ phân giải thấp (640 x 480) so với CRT (1600 x 1200), độ tương phản (contrast) và độ nét (sharpness) kém, thậm chí cả khi sử dụng màn hình LCD TFT (Thin Film Transistor - transistor loại mỏng). Mặc dù có những hạn chế như vậy, màn hình LCD loại VGA màu 640 x 480 vẫn đắt hơn nhiều so với màn hình CRT SVGA màu 800 x 600.

Tuy nhiên, những bước phát triển công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến những thay đổi. Bạn được chứng kiến màn hình LCD TFT 800 x 600 chất lượng tốt đi kèm với những máy mức trung, trong khi màn hình LCD dual-scan rẻ tiền cũng cho chất lượng chấp nhận. Và cơ bản là giá thành cũng giảm nhiều.

Các loại màn hình LCD

Những màn hình LCD bạn thấy hiện nay, về cơ bản có thể được hình dung như hệ thống van điều tiết lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng phía sau. bản thân LCD không tự phát sáng như màn hình CRT. Trong màn hình LCD, ánh sáng đi qua một vài lớp cực mỏng được cấu tạo từ vật liệu tinh thể lỏng có tính phân cực. Chất tinh thể lỏng nằm giữa hai mặt kính mỏng tạo nên màn hình. Hình ảnh hiển thị trên màn hình được xác định bởi một hệ thống lưới (ma trận) bao gồm nhiều điện cực, điều tiết lượng ánh sáng đi qua mổi điểm của lưới (pixel).

Hiện nay, màn hình LCD được phân ra làm hai loại chính: thụ động (passive, bao gồm cả dual-scan) và tích cực (active - TFT). Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại là cách thức diều khiển mổi điểm (pixel) riêng biệt. Trong màn hình ma trận thụ động, mổi hàng điểm (pixel) ngang do một transistor điều khiển. Vì vậy, mổi điểm được điều khiển một cách thụ động. Trong khi đó, đối với màn hình LCD tích cực, mổi điểm có một transistor riêng để điều khiển, và đối với màn hình màu thì có đến 3 transistor cho mổi điểm (mổi transistor cho một màu cơ bản). Màn hình thực chất là một tập hợp (array) hình chữ nhật bao gồm nhiều transistor ở dạng lớp mỏng (thin film). Vì vậy còn có tên gọi là TFT (Thin film transistor).

Màn hình LCD ma trận tích cực cho hình ảnh nhanh và đẹp hơn nhiều so với màn hình thụ động bởi khả năng điều khiển lượng ánh sáng đi qua mổi điểm tốt hơn. Bạn có thể nhận sự khác biệt ở đường nét, độ tương phản, tính trung thực màu cũng như khả năng phản ứng nhanh của màn hình đóng vai trò rất quan trọng trong hiển thị video chuyển động thực. Trong khi các loại màn hình ma trận tích cực mới nhất có khả năng tái hiện video với tốc độ 20 - 30 khung hình trong một giây thì màn hình ma trận thụ động, kể cả loại dual-scan chỉ đạt tới mức 5 khung hình một giây. Bởi vậy, nếu muốn chơi video MPEG trên máy notebook, bạn không nên chọn màn hình thụ động. Tuy nhiên, do công nghệ phức tạp trong quy trình sản xuất, cũng như tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng không cao (chỉ cần 3 trong số hàng trăm nghìn transistor bị hỏng, màn hình coi như bị loại bỏ), màn hình ma trận tích cực đắt hơn rất nhiều so với màn hình thụ động.

Công nghệ Dual - scan là một cố gắng nhằm tăng cường hiệu năng của màn hình thụ động mà không làm tăng giá thành. Về cơ bản, theo công nghệ này, màn hình được chia thành hai nửa, với hai transistor cho mổi hàng. Như vậy, thời gian phản ứng, cũng như độ tương phản và độ sáng có tăng lên một ít. Tuy nhiên, so với màn hình tích cực, màn hình thụ động vẫn còn kém một khoảng xa.

Hiện tại, các loại màn hình dual - scan hay TFT có độ phân giải 640 x 480 hay 800 x 600. Màn hình 640 x 480 thường có kích thước 9,5 hay 10,4 inch (theo đường chéo). Loại 800 x 600 có kích thước từ 10,4 đến 12 inch. Giá của màn hình 800 x 600 đắt hơn loại 640 x 480 không quá 50 USD.

Tương lai

Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhiều dấu hiệu cho thấy thậm chí các máy notebook bình thường nhất cũng sẽ được trang bị màn hình LCD 800 x 600 chỉ trong vài tháng tới bởi giao diện đồ họa tăng cường của phần lớn các hệ điều hành hiện nay. Về kích thước màn hình, loại 10,4 hay 11,3 inch cho phép thể hiện tốt văn bản và đồ họa thậm chí khi font chữ nhỏ, sẽ trở nên thông dụng.

Trong khi đó, màn hình có độ phân giải 1024 x 768 sẽ được trang bị cho các máy cấp cao hơn với kích cỡ màn hình 12,3 đến 13,3 inch. Chẳng hạn như máy thế hệ kế tiếp của IBM, ThinkPad siêu mỏng và nhiều sản phẩm khác của các nhà sản xuất có tên tuổi. Loại màn hình này không cho cho độ phân giải cao, mà còn trở nên mỏng hơn, còn khoảng 8 mm và không nặng hơn bao nhiêu so với loại 11,3 hay 11,8 inch hiện có.

Do phần lớn người sử dụng độ phân giải 1024 x 768 sẽ chuyển sang dùng font màn hình lớn (120 dpi), màn hình 12,3 inch sẽ thích hợp với độ phân giải này. Trong khi font lớn có thể hạn chế số lượng ký tự thể hiện trên màn hình (với số ký tự tương đương trên màn hình 800 x 600 với font nhỏ), độ phân giải và độ chính xác của ký tự sẽ giống với bản in ra máy in. Việc tăng kích thước của ký tự trên màn hình cũng sẽ cho phép đạt được sự hiển thị tốt hơn khi sử dụng độ phân giải cao trên màn hình nhỏ. Đó là tại sao màn hình "nhỏ" 12,3 inch vẫn sẽ cho sự hiển thị tốt ngay với cả độ phân giải 1024 x 768.

Một yếu tố quan trọng khác nữa là bảng màu hiển thị (color palette). Cho đến cuối năm ngoái, phần lớn các loại máy notebook trên thị trường đều hạn chế ở 256K màu cùng lúc, hoặc 512K (dual-scan) và 4096K cho TFT. Việc thay đổi tín hiệu vào thành 8 bit cho mổi màu dẫn đến khả năng thể hiện đến 16 triệu màu. Tuy nhiên hiện nay, không loại màn hình LCD nào có thể sánh được với màn hình CRT.

Trong năm nay, 64K out of 256K màu sẽ là tối thiểu cho các máy notebook mức trung, trong nhiều máy cao cấp sẽ cho 16 triệu màu (màu thực) đồ họa trên màn hình LCD TFT. Tuy nhiên, 64K (high color) màu cũng đủ đáp ứng phần đông người dùng notebook, kể cả những ai cần xem phim MPEG-2 ghi trên đĩa DVD dung lượng lớn (DVD - Digital Video Disk, xem thêm bài đăng trên PC World VN số 5/1996, trang 20).

Về mặt công nghệ, bạn sẽ chứng kiến sắp tới một đối thủ mới giữa màn hình thụ động và tích cực. Được biết với tên gọi: màn hình "active-addressing", loại LCD này có các hàng điểm được cập nhật một cách ngẫu nhiên dưới sự điều khiển của một chip được thiết kế chuyên cho mục đích này. Chất lượng màu, tốc độ tái hiện, độ tương phản, cũng như giá thành của loại mới này nằm ở mức giữa hai công nghệ đã biết.

Ngoài ra, đã có những công nghệ vật liệu silicon mới dùng cho màn hình ma trận tích cực, cho phép giảm giá thành, tăng hiệu năng và độ tin cậy của màn hình. Với công nghệ này, các loại màn hình LCD siêu mịn có thể đạt tới độ phân giải 2560 x 2048 điểm trên màn hình 21 inch.

Cả hai loại, màn hình tích cực và thụ động sẽ được cải tiến về những phương diện khác. Một trong những vấn đề quan trọng là màu sắc của màn hình sẽ được tăng cường để cho độ tương phản và độ sáng tốt hơn, dẫn đến tốc độ cập nhật từng điểm của màn hình sẽ nhanh hơn, hổ trợ tốt hơn cho video chuyển động thật.

Nói tóm lại, công nghệ LCD sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong vài năm tới. Bạn sẽ được chứng kiến những màn hình LCD đầu tiên cho chất lượng hiển thị tương đương với màn hình CRT, nhưng lại trở nên mỏng hơn, nhẹ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được biết tới những đối thủ mới của LCD: công nghệ màn hình tấm dẹt (plat-panel), chẳng hạn như FED (Field Emission Display - màn hình phát xạ trường: một loại CRT phẳng) và AM-EL (Active-Matrix Electroluminescent - Phát quang điện tử ma trận tích cực). Thay vì phải có nguồn sáng phía sau, loại màn hình AM-EL, giống như CRT và FED tự tạo ra nguồn sáng. Tuy nhiên, màn hình AM-EL sử dụng chất phát quang (phosphor) và điện áp để tạo ra ánh sánh, không giống như FED sử dụng lưới bao gồm các phần tử phát xạ (emitter) trên nền phẳng. Hai loại màn hình này sẽ được đưa ra thị trường trong đầu năm tới.

Lê Trung Việt Theo tài liệu nước ngoài

Monday, April 13, 2009

Những điều vỡ lòng về ftp

NHỮNG ÐIỀU VỠ LÒNG VỀ FTP

Biết một ít về phương thức truyền file FTP (file transfer protocol) và cách sử dụng nó sẽ giúp bạn dùng Internet nhanh và hiệu quả hơn.

FTP có nghĩa là gì? Bạn có thể lấy các chương trình bằng FTP nặc danh; dùng trình duyệt Explorer hay Netscape Navigator để tìm file qua FTP. Nhưng chưa có một giải thích nào về nó. Bài này có thể sẽ giải đáp một phần những thắc mắc của bạn.

Hãy bắt đầu từ đâu

Trước hết là những tiền tố không bình thường mà các địa chỉ Internet thường dùng và http:// không chỉ là một tiền tố duy nhất mà một trình duyệt Web có thể hiểu được. Các tiền tố như telnet://, gopher:// và ftp:// cho trình duyệt biết kiểu địa chỉ theo sau nó, vì thế trình duyệt biết được cách dịch dữ liệu nó sẽ tìm.

Loại địa chỉ http:// hiện nay là phổ biến nhất. Về phương diện lịch sử cũng như kỹ thuật, những site mà bạn có thể đến được bằng ftp:// cũng không kém phần quan trọng. FTP (ftp:// là chữ viết tắt của File Transfer Protocol, công cụ chú ý để chuyển file từ máy này sang máy kia từ khi Internet ra đời.

Biết một ít về FTP là rất quan trọng cho bất kỳ ai dùng các trình duyệt. Mặc dù bạn không nhận thấy nhưng FTP vẫn diễn ra hầu như mọi khi bạn tải xuống một shareware hay một file từ mạng Internet, trình duyệt đều dùng FTP để nói chuyện với máy chủ.

Một phiên đơn giản của FTP bắt đầu với hai mục tiêu, hãy gọi chúng là C (client - máy khách hay máy nhận) và H (Host - máy chủ hay máy gửi). Dưới sự điều khiển của một người của một người qua bàn phím hoặc một công cụ tự đông như trình duyệt, C sẽ nói với H "C đây, ông có dữ liệu tôi đang cần ở dạng một tệp tin đó, nó lưu tại thư mục //XYZ và tên là tenfile.txt. Gửi cho tôi đi.. OK, được rồi, cảm ơn. Chào nhé."

Nếu bạn truy cập được đến một mạng nối với Internet và dùng giao diện dòng lệnh (command-line interface), bạn có thể sử dụng FTP qua những bước sau:

1. Ðăng nhập vào mạng.

2. Tại dòng lệnh gõ ftp computername với computername là tên của máy trong cùng mạng mà bạn muốn truy cập (chẳng hạn ftp) hoặc là tên đầy đủ trên Internet. Ví dụ, bạn có thể gõ ftp ftp.std.com và sẽ đến được một kho tàng văn học " điện tử"

3. Khi hệ thống hỏi tên bạn, hãy gõ vào anonymous, còn mật khẩu là địa chỉ của máy bạn.

4. Gõ get theo sau là đường dẫn và tên file để lấy file về. Nên nhớ rằng đối với các địa chỉ trên Internet, dấu phân cách giữa đường dẫn và tên file không giống như ngoài DOS, thay vì dấu "\" nó lại là "/". Ví dụ, khi ở địa chỉ ftp.std.com bạn có thể gõ get obi/Gutenburg/stext91/moby.zip để có bản Moby Dick (nên nhớ là phải chuyển qua chế độ binary bằng câu lệnh BIN trước khi lấy tệp zip).

5. Cuối cùng, gõ bye hoặc quit để thoát.

Từng bước một

Nếu để ý kỹ 5 bước trước một phiên ftp đơn giản nêu ở trên, bạn sẽ thấy chúng không được thực hiện trong một lần mà nhiều lần, và không có lần nào là vô nghĩa.

Ðiều quan trọng nhất là khi truyền file của ai đó không phải về máy của bạn mà về thư mục hiện hành của mạng thì bạn vẫn phải làm một bước nữa là chuyển file đó về đĩa cứng của mình để có thể mở bằng một trình soạn thảo văn bản, Internet ấn hay thực hiện một thao tác nào đó.

Thứ hai, giả định là bạn đã biết computername của máy bạn sẽ truy cập cũng như tên thư mục và tên file để bạn có thể với tới chúng.

Và cuối cùng là mọi thứ đều phải gõ từ bàn phím. Cho dù muốn thoát khỏi cơ chế dòng lệnh để đến với Windows 95 hay thậm chí là Windows 3.1 thì bạn vẫn phải dùng đến bàn phím. Sau đây là cách để bạn lập lại mối quan hệ với bàn phím.

Có một cách đơn giản để bỏ qua các bước từ 1 đến 3, đó là dùng trình duyệt Web. Hình 1 cho thấy cách Navigator trình bày thư mục obi/Gutenberg/etext91 ở máy chủ ftp.std.com. Như bạn thấy, tên máy chủ và đường dẫn được nhập vào dòng URL của Netscape Navigator ở phía trên cửa sổ. Có một vài điều cần chú ý là :

Có thể bỏ qua tiền tố ftp:// khi gõ địa chỉ của một FTP site. Ðối với http://, cũng có thể bỏ qua khi kết nối với máy chủ Web thực sự.

Chữ G trong từ Gutenberg là chữ hoa. Về mặt này, FTP cũng giống như các loại địa chỉ khác trên Internet, có sự khác biệt giữa chữ hoa và chữ thường. Nếu bạn gõ gutenberg thì Netscape Navigator sẽ báo rằng không có thư mục nào có tên như vậy.

Trong cửa sổ chính của Netscape Navigator bạn sẽ thấy danh sách tất cả các file trong thư mục được yêu cầu. Tên file ở đây được đánh dấu bằng icon theo cơ cấu của trang Web. Nếu có thư mục con, hình tượng folder sẽ xuất hiện kế bên. Muốn tải xuống một file bạn chỉ cần bấm vào tên siêu liên kết của nó.

Nên lưu ý là có nhiều file README chứa dạng thức và phần mở rộng khác nhau. Hầu hết các thư mục trong FTP đều có một file chỉ mục hoặc README cho bạn biết thông tin cần thiết về nội dung của thư mục.

Về phần mở rộng của file, chắc bạn đã quá quen với kiểu file.zip (file nén có thể mở bằng những phần mềm chuẩn như PKZip và WinZip), nhưng đối với những phần mở rộng khác đặc biệt là kiểu. Z thì sao? Chúng ta sẽ không đi quá chi tiết vào phần này, đơn giản là phần lớn các máy chủ trên Internet hiện đang dùng hệ điều hành Unix. Phần mở rộng file là Z (hoặc có thể là gz) chỉ đặc trưng cho những file nén loại Unix mà thuật toán rất giống với loại zip trong Thế giới PC. Do đó một file txt.Z chỉ là file văn bản txt đã được nén (Z). Nhưng bạn đừng quá lo lắng, phiên bản hiện hành của WinZip và các trình nén chạy trên Windows hiện nay đều xử lý được những file Z một cách dễ dàng.

File nào, ở đâu?

Vẫn còn thắc mắc là bạn có thể dùng trình duyệt để tải xuống các file từ máy chủ FTP, nhưng làm sao bạn có thể biết được file nào và lấy nó ở đâu?

Ðơn giản nhất dĩ nhiên là phải có ai đó (hoặc một bài báo, hoặc một nguồn tin) cho bạn biết thông tin về tên file và địa chỉ, ví dụ như :" Có thể tìm thấy qua anonymous FTP tại máy J trong thư mục XYZ" Anonymous có nghĩa là bạn không cần phải có tên để đăng nhập khi muốn lấy file.

Với những máy đó bạn sẽ đăng nhập với tên anonymous và mật khẩu là địa chỉ e-mail của bạn. Ðừng lo lắng, sẽ chẳng có ai bán rẻ địa chỉ thư tín của bạn đâu. Những nhà quản trị mạng FTP chỉ dùng nó để thông kê về số người dùng và từ đâu truy cập đến máy của họ mà thôi.

Ðôi lúc phải tìm một số thứ mà bạn không biết chúng ở đâu hoặc đã biết nơi tìm chúng như shareware.com, nhưng mạng đã quá tải còn bạn thì lại cần ngay thì sao? Dĩ nhiên là phải phụ thuộc vào phần mềm. Trong trường hợp này chúng ta sẽ tìm hiểu Archie.

Hệ thống Archie được phát triển khi máy chủ chứa các file sẵn có trên FTP không còn khả năng tìm chúng. Nguyên tắc này tương đối đơn giản: thay vì phải tìm trên tất cả máy chủ của Internet, nay chỉ cần giữ chỉ mục các file trên một số ít máy chủ tương ứng. Sau đó phần mềm Archie phải tìm theo những chỉ mục đó (gọi là những server archie) rồi báo cho bạn biết phải tìm phần mềm hay file bạn cần ở đâu.

Sau đây là một số cách để tìm kiếm bằng Archie và chúng ta chỉ đề cập đến các chương trình chạy trên Windows .

Mục Servers cho fpArchie biết chỉ mục để tham vấn. Một danh sách gồm hàng chục server Arche cho bạn biết địa chỉ Internet của chúng và cả vị trí địa lý. Theo qui ước của Internet, bạn có thể chọn địa chỉ gần mình nhất.

Nếu có một vài server Archie thích hợp với nơi bạn ở, cứ thử tìm trong các server, nhiều khi bạn không thể truy cập đến server chỉ vì nguyên nhân nào đó. Hơn nữa, dù các chỉ mục của chúng bị trùng nhau rất nhiều, bạn vẫn có những kết quả tìm kiếm khác nhau trên các server Archie khác nhau. ở cột On Host trong danh sách kết quả chỉ ra tên máy có thể chứa các thư mục hay các file.

Tương tự như hộp thoại Find của Windows 95, bạn có thể sắp xếp thứ tự theo nhiều kiểu bằng cách bấm vào tiêu đề các cột. Nó rất hữu ích khi muốn tìm một file gần nhất, mới nhất hay một phiên bản có kích thước nhỏ nhất.

Tại sao lại phải lo lắng chỗ lưu file?

Trên mạng, địa lý học chưa biến mất sao? Câu trả lời là trong giờ hành chính (chủ yếu là từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối) nhiều máy chủ FTP được dùng cho những mục đích riêng.

Mặc dù, máy chủ vẫn có thể đáp ứng yêu cầu của bạn là tải xuống 5 MB dữ liệu vào giờ cao điểm nhưng đừng lạm dụng quá. Hãy có ý thức và tìm một máy chủ khác nằm khác múi giờ với địa phương của bạn.

Ðể biết máy chủ ở đâu, hãy nhìn vào tên của nó trong danh sách fpArchie tìm được. Nếu kết thúc bằng com, edu hay org thì thường là ở Mỹ. Những địa chỉ ngoài nước Mỹ lại thường kết thúc với hai ký tự như :uk tượng trưng cho Vương Quốc Anh, za cho Nam Phi, tw cho Ðài Loan v..v. Bạn có thể mở danh sách server Archie trong mục Servers của fpArchies để tham khảo các domain nước ngoài.

Lấy mọi thứ

Trong hình 2 bạn có thể thấy rằng khi điểm sáng file rồi nhấn phím phải chuột, một menu nhỏ sẽ xuất hiện. Tuỳ chọn phù hợp nhất có lẽ là Retrieve, nó sẽ chuyển file đã chọn về máy của bạn.

Tuy nhiên có một vài hạn chế khi dùng fpArchie. Thứ nhất là không thể lấy về một lần nhiều file. Thứ hai, FTP chỉ chuyển file đến cho bạn. Nếu muốn gửi file phần mềm cho BBS nào đó trên Internet, làm sao có thể chuyển nó từ máy của bạn đến những nơi khác trên Thế giới?

Một lần nữa lại cần đến phần mềm cứu nguy. Cái bạn đang cần sẽ là chương trình FTP client. Một trong số đó là CuteFTP, xem hình . Giao diện của nó giống như File Manager của Windows 3.x. Cửa sổ bên trái là danh sách các file và thư mục trên máy bạn, bên phải là danh sách các file trên máy chủ FTP mà bạn đăng nhập vào. Muốn chuyển một hay nhiều file từ máy này sang máy kia chỉ cần điểm sáng chúng rồi kéo sang ô bên kia.

Lưu ý, đừng cố kéo một file sang máy chủ FTP nếu bạn không đăng ký với anonymous.

Trong trường hợp khác, nếu có quyền "write access" hợp pháp trên máy chủ, chương trình CuteFTP sẽ cho phép bạn không chỉ chép file vào đó mà còn có thể tạo hay xoá một thư mục - tính năng không thể thiếu để phát triển mạng Web.

Hãy giữ nó đơn giản

Bài viết này có rối rắm không? nhiều điều khác về Internet còn phức tạp hơn nhiều. Song với những công cụ thích hợp của Windows trên mục tiêu, FTP không bị xếp vào số phức tạp đó. Hãy thử đi, bạn sẽ mở cửa vào một Thế giới của shareware, tài liệu, văn học, nghiên cứu, thời sự và những tài nguyên không giới hạn. Bất cứ điều gì, dù đang được cất ở đâu trên trái đất này, bạn đều có thể với tới. Nó ở ngay trên máy của bạn.


Thursday, April 9, 2009

Đọc sách chuyên ngành

Cách đọc sách ngoại ngữ chuyên ngành hiệu quả
Làm thề nào để trong vòng 1 tuần bạn phải ngốn hết 400 trang Tiếng Anh về Computer. Không chỉ là đọc hiểu mà còn phải học thuộc để làm bài thi nữa. Tôi sẽ chia xẻ với bạn một số kinh nghiệm mà Tôi có được

1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem nó có bao nhiêu mục và đọc kỹ cái tiêu đề.
- Nếu bài đọc có phần summary thì bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình phải cần đọc. Trong suốt thời gian đọc sau đó bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi trong phần summary. Bởi vì đó là những điều quan trọng nhất.(Trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng)
- Gấp sách lại và tự hỏi ý tác giả muốn nói gì trong bài viết của mình.

2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ làm bạn rất mất thời gian.
- Bạn có cần phải dịch ra Tiếng Việt trong khi đọc không? Câu trả lời là không nên. Bởi vì nó sẽ tạo cho bạn một tiền lệ rất xấu. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì điều này là cần thiết. Nhưng thời gian sau bạn sẽ phải thay đổi.
- Nếu trong thời gian đọc nếu gặp 1 từ nào đó bạn không hiểu nghĩa. Bạn không cần dừng lại để tra từ điển vì như thế bạn sẽ quên hết những gì mà bạn đã đọc được trước đó. Cố gắng dựa vào nội dung của nguyên câu để suy ra nghĩa của từ mới.
- Sau khi đọc xong đoạn đó. Hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sễ không cần phải tra tử điển

3. Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghia

4. Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất

5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.

Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách
(Nguồn tài liệu tham khảo từ internet và kinh nghiệm bản thân)

Friday, April 3, 2009

Accounting Basics

Accounting — often called the language of business — is the process of recording, classifying, reporting and analyzing financial data. And while the accounting requirements of every business vary, all organizations need a way to keep track of their money.

Unfortunately, there's very little that's intuitive about accounting. Many small businesses hire accountants to set up and keep their books. Other companies use accounting software like QuickBooks, CheckMark Multi-Ledger and M.Y.O.B. Accounting and keep their accounting functions in house.

It's All about Balance
Using a system of debits and credits, called double-entry accounting, accountants use a general ledger to track money as it flows in and out of a business. They record each financial transaction on a balance sheet, which provides a snapshot of a business's financial condition. Accountants record every financial transaction in a way that keeps the following equation balanced:

Assets = Liabilities + Owner's Equity (Capital)

The Accounting Cycle
Accounting is based on the periodic reporting of financial data. The basic accounting cycle includes:

  • Recording business transactions. Businesses keep a daily record of transactions in sales journals, cash-receipt journals or cash-disbursement journals.
  • Posting debits and credits to a general ledger. A general ledger is a summary of all business journals. An up-to-date general ledger shows current information about accounts payable, accounts receivable, owners' equity and other accounts.
  • Making adjustments to the general ledger. General-ledger adjustments let businesses account for items that don't get recorded in daily journals, such as bad debts, and accrued interest or taxes. By adjusting entries, businesses can match revenues with expenses within each accounting period.
  • Closing the books. After all revenues and expenses are accounted for, any net profit gets posted in the owners' equity account. Revenue and expense accounts are always brought to a zero balance before a new accounting cycle begins.
  • Preparing financial statements. At the end of a period, businesses prepare financial reports — income statements, statements of capital, balance sheets, cash-flow statements and other reports — that summarize all of the financial activity for that period.

The Importance of Financial Statements
At the end of a period — either annually or more frequently, depending on the length of a business's accounting cycle — accountants create financial statements that show the financial health (or decline) of a business.

Many people inside and outside a company use the information found in financial statements. Business owners and managers use the data in financial statements to chart the course of their companies, project revenues and expenses, monitor cash flow, keep tabs on costs and plan for the future. Present and prospective employees also want to see their employers' financial performance.

Stockholders and investors closely examine financial statements to check a company's performance. They want to compare a business's financial statements with those of other companies to guide their investment choices. Bankers look at a company's most recent financial statements when they make lending decisions.

Financial statements also make it easier to for accountants to prepare tax returns and report financial information to the Internal Revenue Service. In fact, so many business partners, investors, and other interested parties rely on your these documents that it's important to get a handle on all the common financial reports your business will be expected to produce.

What Are Assets, Liabilities, and Owners' Equity?

Assets, liabilities and owners' equity are the three components that make up a company's balance sheet. The balance sheet, which shows a business's financial condition at any point, is based on this equation:

Assets = Liabilities + Owners' Equity
This equation is also the framework for keeping track of money as it flows in and out of your company. Starting with the first penny you earn, you'll record in a general ledger each and every transaction using a double-entry system of debits and credits. Assets get recorded on the top or the left side of the balance sheet; liabilities and owners' equity are recorded on the bottom or the right side of the balance sheet.

The information on each company's general ledger is unique to that business; however, all companies classify their general ledger accounts as assets, liabilities or owners' equity. Businesses use more specific accounts within each classification, for example, "current assets" or "long-term liabilities," to organize and track their finances.

Assets
An asset is anything of value that your company owns — including cash. Assets get recorded on the balance sheet in terms of their dollar values. Remember, even if you used credit to purchase an asset, you still own it. Its full dollar value gets recorded on one side of the balance sheet as an asset, and the amount you owe gets recorded on the other side of the balance sheet as a liability. There are several types of assets:

  • Current assets. These are assets with dollar amounts that continually change, for example, cash, accounts receivable, inventory or raw materials your company uses to make a product. They are listed on the balance sheet in order of their liquidity, or how fast they can be converted into cash.
  • Investments. Companies, like individuals, can own securities such as stocks and bonds. Investments, like cash or property, are considered assets.
  • Capital assets. Think of capital assets, also called plant assets, as permanent things your company owns. Land, buildings, equipment and vehicles are common capital assets. So are things like computers, furniture and appliances, as long as they remain for use within your business and are not items you sell.
  • Intangible assets. Patents, copyrights and other nonmaterial assets that have value are referred to as intangible.

Liabilities
Anything a company owes to people or businesses other than its owners is considered a liability. There are two types of liabilities:

  • Current liabilities. In general, if a liability must be paid within a year, it is considered current. This includes bills, money you owe to your vendors and suppliers, employee payroll and short-term loans.
  • Long-term liabilities. A long-term liability is any debt that extends beyond one year, such as a mortgage.

Owners' Equity
Owners' equity, also called capital, is any debt owed to the business owners. For example, if you invested $50,000 of your savings to start a business, that amount is recorded in a capital account, also referred to as an owners'-equity account. In publicly traded companies, outstanding preferred and common stock also represents owners' equity.

Your business's revenues and expenses are also recorded in capital accounts because they relate to how much money your company makes over a period of time. At the end of each accounting cycle, a business' profits get transferred to a capital account.

Source: Allbusiness

Thursday, April 2, 2009

Chương 10 : Hình thái kt xh

CHƯƠNG X

HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Mục đích, yêu cầu nắm vững một số nội dung sau đây :

1 . Vai trò của sản xuất trong đời sống xã hội.

2 . Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.

3 . Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

4 . Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

5 . Khái niệm hình thái kinh tế- xã hội.

6 . Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.

Nội dung :

I – Sản xuất vật chất – Cơ s ca sự tồn tại và phát triển của xã hội :

1.Thế nào là sản xuất vật chất :

– Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người .

– Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

2. Vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội :

– Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản của mọi xã hội để duy trì cuộc sống của con người .

– Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáođều hình thành biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất.

– Trong quá trình sản xuất con người kng chỉ cải tạo tự nhiên mà còn biến đổi c bản thân mình .

Do đó, đối với các hiện tượng xã hội, người ta chỉ có thể đạt tới một sự giải thích có căn cứ, nếu bằng cách này hay cách khác, sự giải thích ấy được xuất phát từ sản xuất vật chất.

II. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất :

1.Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

1.1 Phương thức sản xuất : Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.

– Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội : Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

– Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp tới cao .

Trong sản xuất, con người có quan hệ : Một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng.

Sơ đồ: Phương thức sản xuất

1.2.Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình sản xuất, con người phải chinh phục giới tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình.

Lực lượng sản xuất bao gồm :

- Tư liệu sản xuất bao gồm :

+ Đối tượng lao động: một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.

+ Tư liệu lao động: Công cụ lao động + kho hàng bến bãi , giao thông vận tải .

Trong tư liệu lao động, công cụ lao động không ngừng được cải tiến, cho nên nó là yếu tố động nhất, cách mạng nhất.

Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội.

- Con người :

Tuy nhiên, tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động, khi chúng được kết hợp với lao động sống, đó chính là con người, với kỹ năng kỹ xảo, với trí tuệ và kinh nghiệm của mình. Hàm lượng trí tuệ trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện nay, đã làm cho con người trở thành nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận.

1.3. Quan hệ sản xuất :

Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất được gọi là quan hệ sản xuất. Thể hiện ba mặt sau đây:

- Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất.

- Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý.

- Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm.

Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ thứ nhất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác . Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào .

Có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội .

Các hệ thống quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử đều tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị của mỗi hình thái kinh tế-xã hội quyết định tính chất, bộ mặt hình thái kinh tế – xã hội ấy. Vì vậy, khi nghiên cứu, xem xét tính chất của một hình thái kinh tế - xã hội nào thì không thể chỉ nhìn ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phải xét đến tính chất của các quan hệ sản xuất.

Sơ đồ : Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX

2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất :

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

Khuynh hướng chung của sản xuất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.

Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động , của kỹ thuật , trình độ kinh nghiệm , kỹ năng của người lao động , quy mô sản xuất , trình độ phân công lao động... Trình độ của lực lượng sản xuất gắn với tính chất của lực lượng sản xuất

Tính chất của lực lượng sản xuất :. Khi sản xuất còn trình độ thấp kém thì lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân – Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hiện đại , phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.

Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn, đồng thời kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỷ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến b theo.

Như ṿy, sự thay đổi của xã hội bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi lực lượng sản xuất . Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất , quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ .

Thế nào là phù hợp :

+ Quan hệ sản xuất phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa tư liệu sản xuất và người lao động .

+ Mở ra điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất , tinh thần đối với người lao động .

Nhưng lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định . Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa , trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển .

Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ , thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Trong xã hội co giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội .

Đây là quy luật cơ bản phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.”

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất lại trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển .

Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, tác dụng kìm hãm đó cũng chỉ có tính chất tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng quan hệ cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Sở dĩ quan hệ sản xuất có tác động trở lại mạnh mẽ với lực lượng sản xuất là vì nó qui định :

- Mục đích của sản xuất.

- Hệ thống quản lý của sản xuất và quản lý xã hội.

- Phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng .

Từ đó, nó sẽ tạo ra những điều kiện để kích thích việc cải tiến lao động và kỹ thuật sản xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .

Thực tiễn đã cho chúng ta thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất cộng sản tương lai. Tuy nhiên không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả các phương thức sản xuất … một số nước có thể bỏ qua hoặc một số phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất mới cao hơn.

III. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng :

Xã hội – dưới bất kỳ hình thái nào đều là sản phẩm của quan hệ giữa người với người, rất đa dạng phong phú, vận động, biến đổi không ngừng. Công lao to lớn của Mác và Ăngghen là từ những quan hệ xã hội hết sức phức tạp đã phân biệt những quan hệ vật chất của xã hội với những quan hệ tinh thần – tư tưởng của xã hội, nêu bật được cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng .

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tng :

1.1. Cơ sở hạ tầng :

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định .

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị, những quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất là mầm mốmg của xã hội sau. Nhưng đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định .

1.2. Kiến trúc thượng tầng:

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội ( chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật ) và những thiết chế tương ứng (nhà nước gồm ( bộ máy bạo lực, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù ) cùng các đảng phái, các đoàn thể xã hội ) và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định .

Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có liên hệ với cơ sở hạ tầng của nó nhưng không như nhau . Các tổ chức chính trị, pháp luật có liên hệ trực tiếp, còn các yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, thì ở xa cơ sở hạ tầng và chỉ liên hệ gián tiếp với nó.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cơ sở hạ tầng tồn tại những quan hệ đối kháng thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất đối kháng. Phản ánh tính đối kháng ấy biểu hiện ở sự xung đột về quan điểm tư tưởng và ở cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng .

Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp có đối kháng giai cấp là Nhà nước - tiêu biểu cho chế độ chính trị hiện tồn về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng :

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ :

- Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, nghĩa là giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về mặt kinh tế thì cũng thống trị về mặt tinh thần. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng .

- Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng .

- Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng tầng còn tồn tại dai dẳng, sau khi cơ sở hạ tầng sinh ra nó bị tiêu diệt và được giai cấp cầm quyền mới duy trì, kế thừa để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

2.2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối vơi cơ sở hạ tầng được thể hiện :

Bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ . Trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng nhất.

Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng đều tác động mạnh mẽ nhưng thường là phải thông qua nhà nước, pháp luật và các thể chế tương ứng, chỉ qua đó chúng mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng cũng như đối với toàn xã hội.

Sự tác động mạnh mẽ của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là điều không thể nghi ngờ . Tuy nhiên nếu quá nhấn mạnh đến vai trò tác động ấy đến mức phủ nhận tác động của quá trình kinh tế khách quan, phủ nhận tính tất yếu của quy luật vận động xã hội sẽ không tránh khỏi sai lầm, hoặc ngược lại, nếu xem thường cũng gây tác hại.

IV. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - Tự nhiên.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vạch rõ kết cấu cơ bản và phổ biến của mọi xã hội, quy luật lao động và phát triển tất yếu của xã hội .

1. Phạm trù hình thái kinh tế-xã hội:

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hi đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.

– Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật, quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội.

Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi mối quan hệ xã hội khác .

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tác động tích cực trở lại lực lựơng sản xuất.

– Đến lượt nó, kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở các quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) sẽ trở thành công cụ bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó. Mác đã xem quan hệ sản xuất là “cái sườn” của toàn thể cơ thể xã hội. và những kiến trúc thượng tầng tương ứng với những quan hệ sản xuất đó là da thịt của cái sườn đó.

2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên :

Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp tới cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế – xã hội. Sự vận động thay đổi của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội.

Đó chính là do sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất – quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế – xã hội vận động phát triển thay thế nhau từ thấp tới cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.

3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế –xã hi:

Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội vạch rõ, nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở xuất hiện và biến đổi của những hiện tượng xã hội. Bác bỏ quan điểm duy tâm, siêu hình về lịch sử, coi xã hội là sự kết hợp có tính chất máy móc của nhiều cá nhân và gia đình, coi sự vận động, phát triển của xã hội là do ý chí của những nhà cầm quyền chi phối, coi kỹ thuật là cái quyết định tính chất chế độ xã hội , là tiêu chuẩn khách quan phân biệt các hình thái kinh tế – xã hội .

“… trước hết con người phải ăn, mặc, ở, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động triết học, tôn giáo, nghệ thuật …” Chừng nào cái sự thật hiển nhiên đó vẫn còn tồn tại thì chừng đó quan niệm duy vật về lịch sử vẫn không thể trở nên lạc hậu được .

Ý nghĩa của học thuyết :

+ Cung cấp cho chúng ta một phương pháp luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội qua các chế độ khác nhau, hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế – xã hội và những quy luật phổ biến tác động chi phối sự vận động và phát triển của xã hội

+ Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch s, giúp con người hiểu được logic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội. Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy nó đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả sự kiện lịch sử. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

V. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế-xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa:

Đối với đất nước của chúng ta, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên phải trải qua nhiều khâu trung gian quá độ.

2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Điểm ni lên là kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu … vì vậy khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng đó là phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ( nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay.

Đồng thời không ngừng đổi mới chính trị, củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .

3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (xây dựng lực lượng sản xuất):

- Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.

- Phải đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

- Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.

- Coi giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội (củng cố đổi mới kiến trúc thượng tầng):

- Đổi mới hệ thống chính trị.

- Nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

CÂU HỎI CHƯƠNG X

CÂU HỎI TRẢ LỜI :

1. Yếu tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là gì ?

2. Yếu tố nào được xem là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại ?

3. Hoạt động được coi là hành động lịch sử đầu tiên của con người là hoạt động gì ?

4. Lịch sử loài người đã trải qua các thời đại khác nhau. Cái gì được coi là cơ sở khoa học để xác định thời đại đó?

5. Có ba tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, đó là những tiêu chuẩn gì ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM :

1. Xét đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là :

a. Luật pháp.

b. Hệ thống chính trị.

c. Năng suất lao động.

2. Phương thức sản xuất gồm :

a. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

b. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng.

c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.

3. Ngày nay, yếu tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là :

a. Công cụ lao động.

b. Người lao động

c. Khoa học - công nghệ.

4. Động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là :

a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

b. Sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học, cãi tiến kỹ thuật.

c. Sự phát triển của các quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế.

d.

5. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó là quan hệ :

a. Tồn tại chủ quan bởi những người lãnh đạo các cơ sở sản xuất.

b. Tồn tại chủ quan, bị qui định bởi chế độ chính trị xã hội.

c. Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người.

6. Quan hệ giữ vai trò quyết định đối với những quan hệ khác trong quan hệ giữa nguời với người của quá trình sản xuất là :

a. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

b. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.

c. Quan hệ tổ chức, quản lý và phân công lao động.

7. Cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế - xã hội là:

a. Toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội.

b. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất tạo thành cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội.

c. Toàn bộ những điều kiện vật chất, những phương tiện vật chất và những con người sử dụng nó để tiến hành các hoạt động xã hội.

8. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là:

a. Quá trình phát triển của lịch sự tự nhiên.

b. Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của giai cấp cầm quyền.

c. Quá trình lịch sử hướng theo ý chí của Đảng cầm quyền.